Tòa Thepride Tố Hữu - La Khê - Hà Đông

Telegram: @chenglong1120

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Bảng chữ cái tiếng anh 24-29 chữ cái – Học phát âm

Cùng với dòng chảy của lịch sử, bảng chữ cái tiếng Anh đã trải qua gần 4000 năm hình thành và phát triển, ẩn chứa trong mình rất nhiều điều thú vị. Qua bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại quá trình ấy và khám phá những cách học tiếng Anh hiệu quả nhất.

Nguồn gốc và khái quát bảng chữ cái tiếng anh

Bảng chữ cái tiếng anh có nguồn gốc từ người Ai Cập cổ. Ban đầu, bảng chữ cái được biểu thị bằng các ký tự tượng hình nên rất khó đọc, khó viết và khó truyền tải. Cùng với sự phát triển của lịch sử, bảng chữ cái tiếng Anh cũng có quá trình hình thành và hoàn thiện qua từng giai đoạn.

Ví dụ, chữ A của bảng chữ cái ngày nay có nguồn gốc từ ký tự đầu con bò đực trong ngôn ngữ của người Ai Cập cổ đại, đọc là “alp”. Tới thời Phoenician, chữ A được ký hiệu giống như chữ A nằm ngang, đọc là “aleph”.

Trong bảng chữ cái Hy Lạp cổ, chữ A được đọc là “Alpha”. Cho tới khi bảng chữ cái Latin ra đời, chữ A mới được đọc đơn giản là “A” và có hình dáng gần giống như chữ A ngày nay. Có thể nói rằng, phải mất gần 4000 năm, bảng chữ cái mới được hoàn thiện như ngày nay.

Tìm hiểu sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Anh

Ở thế kỷ thứ V, tiếng Anh được viết lần đầu bởi bảng chữ cái rune Anglo-Saxon. Các ký tự này được người Anglo-Saxon mang theo tới Anh. Có rất ít tài liệu về bảng chữ cái này được lưu giữ cho tới ngày nay.Sang thế kỷ thứ VII, các nhà truyền đạo Kitô mang tới bảng chữ cái Latin để thay thế cho bảng chữ cái rune Anglo-Saxon. Tuy vậy, bảng chữ cái rune Anglo-Saxon cũng đã ít nhiều ảnh hưởng tới bảng chữ cái Latin.

Năm 1011, Byrhtferð đã liệt kê một bảng gồm 24 chữ cái: A B C D E F G H I K L M N O P Q R S T V X Y Z & ⁊ Ƿ Þ Đ Æ

Khái quát bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái chúng ta sử dụng hiện nay được người Etruscan và La Mã tạo ra từ tiếng Hy Lạp. Ban đầu, bảng chữ cái chỉ có 23 chữ, không bao gồm J, U và W.
Chữ I đại diện cho J, chữ V đại diện cho chữ U và không dùng tới chữ W.

Chữ Z được vay mượn từ tiếng Hy Lạp và có vị trí ở sau chữ F nhưng chữ Z lại không được sử dụng. Sau đó, chữ G được thêm vào dựa trên sự phát triển từ chữ C và thay thế vị trí của chữ Z.Khi văn học Hy Lạp phát triển, người La Mã quyết định dùng chữ Z nhiều hơn để biểu thị các từ ngữ Hy Lạp.

Nhưng lúc này vị trí của chữ Z đã thuộc về chữ G nên chữ Z được đặt ở cuối bảng chữ cái như hiện nay.

Danh sách bảng chữ cái sắp xếp chuẩn

Bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại là bảng chữ cái Latinh gồm 26 ký tự. Các chữ cái này được sắp xếp theo thứ tự và có cách đọc như trong bảng dưới đây:

STT Viết Hoa Viết thường Phiên âm
1 A a /eɪ/
2 B b /biː/
3 C c /siː/
4 D d /diː/
5 E e /iː/
6 F f /ɛf/
7 G g /dʒiː/
8 H h /(h)eɪtʃ/
9 I i /aɪ/
10 J j /dʒeɪ/
11 K k /keɪ/
12 L l /ɛl/
13 M m /ɛm/
14 N n /ɛn/
15 O o /oʊ/
16 P p /piː/
17 Q q /kjuː/
18 R r /ɑːr/
19 S s /ɛs/
20 T t /tiː/
21 U u /juː/
22 V v /viː/
23 W w /ˈdʌbəl.juː/
24 X x /ɛks/
25 Y y /waɪ/
26 Z z /zi/zɛd

Không chỉ phục vụ cho việc dạy và học ngôn ngữ, bảng chữ cái tiếng Anh còn được dùng làm ký hiệu trong toán học hoặc các lĩnh vực khác. Do đó, việc nắm vững thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh là rất quan trọng.

Mức độ quan trọng và tần suất sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh cần biết

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại một số quốc gia, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai và được sử dụng tương tự như tiếng mẹ đẻ. Hiện nay, các chứng chỉ liên quan tới tiếng Anh luôn là một điều kiện bắt buộc đối với việc du học tại các trường đại học danh tiếng.

Ngoài ra, có hơn 1 nghìn trang web, mạng xã hội phổ biến và các phần mềm đều sử dụng tiếng Anh. Mặc dù ai cũng biết tiếng Anh phổ biến trên toàn thế giới, nhưng chắc chắn một số thông tin thú vị về bảng chữ cái tiếng Anh dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ.

  • Chữ “e” là chữ cái được sử dụng nhiều nhất, lên tới 12.7%
  • Chữ “e” xuất hiện trong 20 từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất
  • Có gần ½ số từ vựng tiếng Anh chứa các chữ cái “e”, “d”, “s” hoặc “t”
  • Phụ âm được sử dụng nhiều nhất là “t:, phụ âm được sử dụng ít nhất là “z”
  • “Almost” là từ tiếng Anh dài nhất có các ký tự được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
  • “Queueing” từ tiếng Anh duy nhất có 5 nguyên âm được đặt liên tiếp nhau

Việc nghiên cứu về tần suất sử dụng các chữ cái của các ngôn ngữ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mã hóa và giải mã.

Hệ thống nguyên âm – phụ âm trong tiếng Anh

Nhìn vào bảng chữ cái, ta có thể dễ dàng quan sát được các nguyên âm và phụ âm bao gồm:

  • 5 nguyên âm: a, e, i, o, u
  • 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n p, q, r, s, t, v, w, x, y, z
  • Tuy vậy, nếu xét về cách phát âm, tiếng Anh có hệ thống 20 nguyên âm và 24 phụ âm như sau:
  • 24 phụ âm tiếng Anh bao gồm: /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/ và /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/
  • 12 nguyên âm đơn: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/
  • 8 nguyên âm đôi: /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/

Dựa vào hệ thống nguyên âm – phụ âm này, chúng ta sẽ có thể nắm được cách phát âm của các từ tiếng Anh, từ đó giúp việc học ngôn ngữ này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cách phát âm chuẩn và đầy đủ bảng chữ cái tiếng Anh

Phát âm chuẩn chính là điều kiện tiên quyết để giúp việc học ngôn ngữ trở nên hiệu quả. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách phát âm chuẩn các chữ cái tiếng Anh.

Hướng dẫn cách phát âm theo phiên âm tiếng việt

Với người mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh, chúng ta có thể học cách phát âm dựa theo cách phát âm các nguyên âm của tiếng Việt như sau:

Âm Cách đọc Khẩu hình miệng/Môi Lưỡi
/ ɪ / Âm i ngắn, cách phát âm gần giống âm “i” của tiếng Việt nhưng không kéo dài như âm “i” Môi hơi mở rộng Hạ thấp lưỡi
/i:/ Âm i dài, khi đọc thì kéo dài âm “i”, âm phát ra trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra ngoài Môi mở rộng sang 2 bên Lưỡi nâng cao
/ ʊ / Âm “u” ngắn, phát âm gần giống âm “ư”trong tiếng Việt, lấy hơi từ cổ họng và đẩy ra ngoài chứ không dùng môi để đọc Hơi tròn môi Hạ thấp lưỡi
/u:/ Âm “u” dài, đọc tương tự âm “u” trong tiếng Việt, kéo dài hơi nhưng không thổi ra ngoài, âm phát trong khoang miệng Môi hơi tròn Lưỡi nâng cao
/ e / Phát âm giống âm “e” của tiếng Việt nhưng đọc ngắn hơn Môi mở rộng Hạ thấp lưỡi
/ ə / Phát âm giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng đọc ngắn và nhẹ hơn Môi mở tương đối rộng Lưỡi thả lỏng
/ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, trước tiên đọc âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên sao cho đầu lưỡi chạm vào vòm miệng trên, âm phát trong khoang miệng Môi hơi mở rộng Lưỡi cong, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm
/ ɒ / Âm “o” ngắn, phát âm giống âm o của tiếng Việt nhưng đọc ngắn hơn rất nhiều, lấy hơi từ cổ họng và đẩy ra ngoài Hơi tròn môi Hạ thấp lưỡi
/ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm như âm “o” trong tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát ra trong khoang miệng Tròn môi Lưỡi cong, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm
/æ/ Âm e bẹt, là âm lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm phát ra hơi bẹt và bị đè xuống Miệng mở rộng sang 2 bên, môi dưới hạ thấp Lưỡi hạ rất thấp
/ ʌ / Cách phát âm gần giống âm “ă” của tiếng việt, phải bật mạnh hơi ra ngoài Miệng thu hẹp Lưỡi hơi nâng lên
/ɑ:/ Phát âm tương tự âm “a” của tiếng Việt nhưng hơi dài hơn, âm phát ra trong khoang miệng Miệng mở rộng Hạ thấp lưỡi
/ɪə/ Trước tiên đọc âm / ɪ / sau đó chuyển dần sang âm / ə /, hàm dần thu hẹp về phía sau Môi từ dẹt và dần chuyển thành hình tròn Lưỡi thụt dần về phía sau
/ʊə/ Trước tiên đọc âm / ʊ / sau đó chuyển dần sang âm /ə/ Môi mở rộng dần, nhưng không mở hẳn Lưỡi đẩy dần ra phía trước
/eə/ Trước tiên đọc âm / e / sau đó chuyển dần sang âm / ə / Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau
/eɪ/ Trước tiên đọc âm / e / sau đó chuyển dần sang âm / ɪ / Môi dẹt dần sang 2 bên như đang cười Lưỡi hướng dần lên trên
/ɔɪ/ Trước tiên đọc âm / ɔ: / sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên và sau đó đẩy dần ra phía trước
/aɪ/ Trước tiên đọc âm / ɑ: / sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên như đang cười Lưỡi nâng lên và thực hiện hơi đẩy ra phía trước
/əʊ/ Trước tiên đọc âm / ə/ sau đó chuyển dần sang âm / ʊ / Môi từ hơi mở đến hơi tròn Lưỡi lùi dần về phía sau
/aʊ/ Trước tiên đọc âm / ɑ: / sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi tròn dần Lưỡi hơi thụt dần về phía sau

Trên đây là cách đọc 20 nguyên âm trong tiếng Anh, cách đọc 24 phụ âm được hướng dẫn cụ thể trong bảng sau:

Âm Cách phát âm Đặc tính dây thanh
/p/ 2 môi mím chặt, lấy hơi sau đó mở môi ra thật nhanh để hơi thoát ra ngoài, âm phát ra khi mở môi Dây thanh không rung
/b/ 2 môi mím chặt, lấy hơi đẩy ra phía trước sau đó mở môi thật nhanh để hơi thoát ra ngoài Dây thanh rung
/f/ Răng cửa hàm trên chạm vào môi dưới, hơi được đẩy ra ngoài qua khe hở giữa môi và răng Dây thanh không rung
/v/ Răng cửa hàm trên chạm vào môi dưới, hơi được đẩy từ từ ra ngoài qua khe hở giữa môi và răng Dây thanh rung
/h/ Miệng mở vừa phải, lưỡi để ở vòm miệng dưới, sau đó đẩy nhanh luồng hơi ra ngoài Dây thanh không rung
/j/ Miệng mở như khi đọc âm /i/, sau đó từ từ hạ lưỡi và cằm xuống như khi đọc âm /ə/ Dây thanh rung
/k/ Cuống lưỡi chạm vào phần phía trong của vòm trên, gần họng, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng và hạ lưỡi xuống nhanh để hơi thoát ra ngoài Dây thanh không rung.
/g/ Cuống lưỡi chạm vào phần phía trong của vòm trên, gần họng, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng và hạ lưỡi xuống nhanh để hơi thoát ra ngoài Dây thanh rung
/l/ Uốn cong đầu lưỡi và chạm vào vòm miệng phía trên ngay sau răng cửa sao cho luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi Dây thanh rung
/m/ Luồng hơi đi từ mũi và thoát ra ngoài, 2 môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng Dây thanh rung
/n/ Luồng hơi đi từ mũi và thoát ra ngoài, đầu lưỡi chạm vào vòm trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng, 2 môi không chạm vào nhau Dây thanh rung
/ŋ/ Luồng hơi đi từ mũi và thoát ra ngoài, miệng mở, cuống lưỡi chạm vào vòm trên để chặn luồng hơi đi vào miệng, 2 môi không chạm vào nhau Dây thanh rung
/r/ Luồng hơi đi trong miệng, lưỡi rung khi phát âm, đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng, 2 cạnh lưỡi chạm vào 2 bên của hàm răng trên Dây thanh rung
/s/ Đầu chạm vào vòm trên, lưỡi cong vào bên trong, đẩy hơi từ từ ra ngoài qua khe hở giữa đầu lưỡi và răng cửa hàm trên Dây thanh không rung
/z/ Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào vòm trên Dây thanh rung
/ʃ/ Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên và đầu lưỡi hơi cong một chút để đưa vào trong khoang miệng Dây thanh không rung
/ʒ/ Khép răng lại sao cho mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút Dây thanh rung
/t/ Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, đồng thời tiến hành luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng Dây thanh không rung
/d/ Lưỡi chạm vào mặt trong của răng hàm trên, đẩy luồng hơi ra phía trước sau đó hạ lưỡi xuống để hơi thoát ra ngoài Dây thanh rung
/tʃ/ Đầu lưỡi chạm vào vòm miệng phía trên, đẩy luồng hơi đẩy ra phía trước sau đó hạ lưỡi từ từ để hơi thoát ra ngoài Dây thanh không rung
/dʒ/ Đầu lưỡi chạm vào vòm miệng phía trên, đẩy luồng hơi đẩy ra phía trước sau đó hạ lưỡi từ từ để hơi thoát ra ngoài Dây thanh rung
/θ/ Đầu lưỡi đặt ở giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, từ từ đẩy luồng hơi thoát ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên Dây thanh không rung
/ð/ Đầu lưỡi đặt ở giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, từ từ đẩy luồng hơi thoát ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên Dây thanh rung
/w/ Môi mở tròn, hơi hướng ra bên ngoài tương tự như khi đọc âm /u:/, sau đó hạ hàm dưới xuống từ từ và đọc âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi đọc Dây thanh rung

Cách phát âm theo khẩu hình miệng hay như người bản xứ

Chúng ta có thể phân loại các âm dựa vào cách phát âm theo khẩu hình miệng như sau:

– Đối với môi:

  • Các âm cần chu môi khi đọc: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Một số âm có môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
  • Khi đọc các âm sau thì môi tròn sẽ thay đổi: /u:/, / əʊ /
  • Những âm kết hợp với lưỡi và răng: /f/, /v/

– Đối với lưỡi:

  • Các âm cần uốn cong đầu lưỡi chạm vào nướu khi đọc: /d /, /t/, /ʃ/, /t∫/ , /dʒ/, /η/, /l/
  • Các âm cần cong đầu lưỡi chạm vào vòm cứng khi đọc: / ɜ: /, / r /
  • Các âm cần nâng cuống lưỡi lên khi đọc: /ɑ:/, /ɔ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
  • Các âm cần kết hợp răng và lưỡi khi đọc: /ð/, /θ/.

– Đối với dây thanh:

  • Khi đọc, dây thanh rung rung lên (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Khi đọc, dây thanh không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Việc nắm vững các kỹ năng phát âm chuẩn tiếng Anh sẽ giúp các bạn nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh chính xác hơn. Đặc biệt, bạn còn có thể hình dung ra cách viết chính xác của từ đó chỉ dựa vào cách phát âm.

Một số lưu ý quan trọng cho người mới bắt đầu học tiếng Anh

Khi mới bắt đầu làm quen với một tiếng Anh hoặc bất cứ một ngôn ngữ nào, bạn sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Do đó, bạn nên chú ý một số điều sau đây để học tiếng Anh hiệu quả hơn:

Nên học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh

  • Tương tự như học tiếng Việt, bạn nên học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh để nắm vững nền tảng của ngôn ngữ này. Bạn có thể vừa học chữ cái vừa làm quen với các từ có chứa chữ cái đó. Ví dụ, khi học chữ “A”, bạn sẽ được làm quen với từ “apple”, khi học chữ “B”, bạn sẽ làm quen với từ “banana”, …

Chú trọng vào việc học cách phát âm chuẩn

  • Học cách phát âm chuẩn qua bảng phiên âm chính là cách tốt nhất giúp bạn có thể nói tiếng Anh như người bản xứ, từ đó bạn sẽ dễ dàng hiểu và giao tiếp tiếng Anh trôi chảy hơn.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tiếng Anh để tăng hiệu quả

  • Việc làm cho tiếng Anh trở nên thú vị sẽ giúp việc học dễ dàng hơn, đặc biệt là với trẻ em. Chúng ta có thể sử dụng tranh, ảnh, thẻ từ hoặc các phần mềm hỗ trợ khác.
  • Bạn cũng có thể ghi chú các từ vựng tiếng Anh và dán ở những nơi dễ nhìn thấy nhất. Thói quen này sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn.

Một số cách học tiếng anh chuẩn, dễ nhớ

Học tiếng Anh là một quá trình dài, đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn và chăm chỉ. Để đạt được hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách học tiếng Anh sau đây:

Học bảng chữ cái qua bài hát

Các bài hát thường có giai điệu và ca từ dễ nhớ, dễ thuộc, vì thế, học tiếng Anh qua bài hát là một trong những cách học thú vị và cho hiệu quả nhất. Bạn có thể học bằng cách vừa nghe nhạc vừa ghi lại những từ mình đã nghe được, sau đó đối chiếu với lời bài hát gốc. Bằng cách này, kỹ năng nghe của bạn sẽ được cải thiện.

Học tiếng Anh qua các bài hát cũng là một cách tuyệt vời giúp chúng ta ghi nhớ từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến.

Học qua đồ vật xung quanh

Học tiếng Anh qua các đồ vật xung quanh là cách học đơn giản nhất thường áp dụng cho người mới bắt đầu học. Từ vựng có thể được chia thành nhiều chủ đề để bạn lựa chọn. Qua cách này, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và gọi tên các đồ vật xung quanh bạn bằng tiếng Anh.

Học tiếng Anh qua các bộ phim

Ngoài âm nhạc, xem các bộ phim bằng tiếng Anh cũng giúp chúng ta cải thiện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh. Trước hết, bạn có thể xem phim không có phụ đề hoặc thuyết minh.

Bạn hãy cố gắng nghe và đoán nội dung của bộ phim thông qua những gì nghe và nhìn thấy. Sau đó, bạn hãy xem lại bộ phim có phụ đề tiếng Anh hoặc tiếng Việt để xem mình có thể nghe hiểu được bao nhiêu phần ý nghĩa của bộ phim. Và sau cùng, bạn hãy ghi lại những từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp mới mà mình vừa học được.

Với cách học này, bạn nên chọn các bộ phim ngắn, có nội dung phù hợp với sở thích. Qua việc xem phim, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về văn hóa của người bản xứ được thể hiện trong bộ phim.

Học qua video trên Youtube

Học tiếng Anh qua các video trên Youtube cũng là cách học phổ biến và hiệu quả. Qua các video này, bạn có thể học cách phát âm, luyện kỹ năng nghe – nói tốt hơn.

Một số video dọc tiếng anh tốt nhất:

Trong thời gian mới bắt đầu, bạn nên chú tâm vào việc luyện tập phát âm chuẩn theo các video hướng dẫn trên youtube. Sau đó, bạn hãy luyện kỹ năng nghe và nói song song với nhau để tạo phản xạ giao tiếp tốt hơn.

Đọc sách song ngữ Anh – Việt để học tiếng Anh

Đọc sách song ngữ cũng là một cách nâng cao trình độ tiếng Anh hiệu quả. Nếu những phương pháp học kể trên giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe – nói thì đọc sách sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc và viết.

Đọc sách không chỉ giúp bạn có thêm một kho tàng từ vựng khổng lồ mà còn giúp bạn biết cách diễn đạt chính xác và hiệu quả hơn.

Một số bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi những đồ vật có màu sắc rực rỡ và bắt mắt. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn những bảng chữ cái tiếng Anh được trình bày sinh động và đẹp mắt để tăng thêm hứng thú cho các bé, giúp các bé tập trung học và ghi nhớ tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bảng chữ cái tiếng Anh và các cách học tiếng Anh hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị giúp cho việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn.

The author

Le Ngoc
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again